Posted by : Unknown Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013


Đông y coi thận quan trọng nhất trong các bộ phận của cơ thể, các phương thuốc dưới đây dùng để chữa những bệnh về thận.
Đông y coi thận quan trọng nhất trong các bộ phận của cơ thể, các phương thuốc dưới đây dùng để chữa những bệnh về thận mà đông y cho rằng, nguyên khí gốc ở thận và bắt nguồn từ tiên thiên, được khí của hậu thiên nuôi dưỡng... nhưng vì một lý do nào đó đã làm cho chức năng của thận bất túc mà sinh bệnh.
Thận khí hoàn (Kim quỹ yếu lược): Can địa hoàng 16 - 32g, sơn thù 8 - 16g, bạch linh 8 - 12g, sơn dược 8 - 16g, trạch tả 8 - 12g, đơn bì 8 - 12g, phụ tử chế 4g, quế chi 2 - 4g.

Cách dùng: Tất cả tán bột mịn trộn đều luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8 - 12g. Ngày 1 - 2 lần, với nước sôi nóng hoặc gia thêm ít muối. Có thể làm thuốc thang sắc uống, ngày 1 thang chia 3 lần.

Tác dụng "ôn bổ thận dương", đây là phương thuốc chính chữa chứng thận dương hư. Xét trong phương ta thấy phụ tử, quế chi ôn bổ thận dương là chủ dược.

Thêm bài "Lục vị" tư bổ thận âm để điều hòa âm dương làm cho thận khí được sung túc thì các triệu chứng do thận dương hư gây nên như đau lưng, gối mỏi, phía nửa người dưới lạnh, tiểu tiện nhiều lần hoặc tiểu són, hoặc chứng hoạt tinh, di niệu tự khỏi. Tuy nhiên, phương thuốc này không dùng đối với những trường hợp có hội chứng thận âm bất túc như đau lưng, mỏi gối, người nóng ra mồ hôi trộm, mạch tế sác.

Có thể kết hợp dùng phụ phương "Hữu quy hoàn" (Cảnh nhạc toàn thư), gồm thục địa 32g, sơn dược sao 16g, sơn thù 12g, câu kỷ tử 16g, đỗ trọng (tẩm gừng sao) 16g, thỏ ty tử 16g, phục phụ tử 8 - 14g, nhục quế 8 - 16g, đương quy 12g (trường hợp tiêu chảy không dùng), lộc giác giao 16g.

Cách dùng: Theo tỷ lệ trên tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g, có thể làm thuốc thang sắc uống, ngày 1 thang chia 3 lần. Tác dụng ôn thận tráng dương, bổ tinh huyết.

Chủ trị: các chứng thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, lão suy. Lâm sàng biểu hiện các triệu chứng như sợ lạnh, chân lạnh, hoạt tinh, liệt dương, chân đau, gối mỏi.

Hậu thiên bát vị phương" (Hải thượng Y tôn tâm lĩnh): Bố chính sâm 40g, bạch truật (tẩm mật sao) 20g, chích thảo 4g, mạch môn 4g, hoàng kỳ (tẩm mật sao) 8g, ngũ vị (tẩm mật sao) 4g, liên nhục (sao) 6g, phụ tử 2g.

Cách dùng: Gia thêm đại táo, gừng nướng sắc nước uống.

Chủ trị các chứng dương khí hậu thiên hư tổn, hình thể gầy xanh hoặc béo bệu, hơi thở ngắn, mỏi mệt, ăn không biết ngon, rất sợ gió lạnh, hoặc tiêu lỏng hoặc tỳ hư không liễm được hỏa, phát sốt phiền khát.


Bài thuốc nam chữa bệnh thận, suy thận, thận hư nhiễm mỡ

Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định "giải mã" với suy nghĩ cứu người là trên hết.
Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :
1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)
2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )
3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )
4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae
5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại - Pandanaceae.
6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )
7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )
8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)
9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)
10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )
11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)
12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )
13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )
14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)
15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae
16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)
17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit
...
Thêm : bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít - bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú
(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì - Nam không thể thiếu vỏ quit
Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)
Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.
Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) . Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr) - Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ... mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày. Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn
Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.
Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.

Sưu tầm: internet


Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Bài viết mới nhất

Kiến thức y học

Được tạo bởi Blogger.

Skull

Ảnh của Tôi
I'm Huong, i'm from Tuyen Quang, now i live in Ha Noi.

Tìm kiếm

- Copyright © Chia sẻ kiến thức về đông y -Metrominimalist- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -