Cây thất diệp nhất chi hoa chữa ung thư và thanh nhiệt giải độc

Thất diệp nhất chi hoa tên khoa học là Paris polyphylla Smith, là cây sống nhiều năm, cao 30-100mm, rễ mập, hình tròn, cong queo, màu lá cọ hơi thẫm, hoặc vàng sẫm, hết thành từng đốt, thân thẳng, ở gốc một số lá hóa vảy, bao lấy thân cây, thân hình trụ

Thất diệp nhất chi hoa chữa ung thư và các bài thuốc thanh nhiệt giải độc
Thất diệp nhất chi hoa tên khoa học là Paris polyphylla Smith, là cây sống nhiều năm, cao 30-100mm, rễ mập, hình tròn, cong queo, màu lá cọ hơi thẫm, hoặc vàng sẫm, hết thành từng đốt, thân thẳng, ở gốc một số lá hóa vảy, bao lấy thân cây, thân hình trụ, không có lông, gốc thường đỏ tím, 5-9 lá, bình thường có 7 lá, mọc thành tán, trên đó sinh 1 hoa do đó gọi là cây bảy lá 1 hoa. Lá có cuống dài 3cm, phiến lá hình mác rộng dài 20cm, rộng 6cm. Hoa màu vàng xanh, đơn độc, nở vào mùa xuân, thu, quả mọng màu tím đen.
Cây thường mọc ở vùng núi nơi khe suối, ẩm thấp. Dùng thân rễ làm thuốc. Thu hái vào mùa thu đông là tốt nhất.

that diep nhat chi hoa

Công dụng: Thất diệp nhất chi hoa vị đắng tính hàn.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, trị ho, bình suyễn, tiêu sưng thũng, giảm đau, trừ phong định kinh giản, mụn nhọt, viêm tuyến vú, ho lao, sốt rét, viêm dạ dày, viêm ruột thừa, lao hạch lâm ba, viêm amidal, viêm phế quản trẻ em kinh phong.
Liều dùng: 10-20g, giã nát hoặc mài đắp ngoài trị mụn nhọt, sưng lở, rắn, trùng thú cắn, thoát giang.

Bài thuốc:
-    Thất diệp chi hoa 20g, Tử thảo căn 60g, Ngưu hoàng nhân tạo 10g, Tiền hồ 30g. Các vị chế thành cao, sấy khô nghiền bột, thêm Ngưu hoàng trộn đều, 1 ngày uống 3 lần, 1 lần 1,5g, trị K phổi.
-    Thất diệp chi hoa chế thành dịch tiêm bắp hoặc cục bộ 1 ngày 2ml, chia làm 2 lần, trị K bàng quang.
-    Thất diệp chi hoa 50-100g, sắc uống trị K dạ dày.
-    Thất diệp chi hoa 25g, Dã kiều mạch 25g, Xà quả thảo 25g, Long quỳ 40g. Sắc trị K họng hầu.
-    Thất diệp chi hoa 30g, Nha môi 30g, Sinh nam tinh 20g, Câu đằng 20g. Long đảm thảo 16g, Thái tử sâm 15g, Hạ khô thảo 15g, Trạch tả 15g. Khát thêm Hoa phấn, ra máu thêm Mã lan căn. Sắc uống trị K mũi họng.
-    Thất diệp nhất chi hoa 30g, Điền loa nhục (ốc ruộng) 10 con. Hai vị nghiền nhỏ như bùn, thêm

Băng phiến dán đắp rốn trị K gan đau nhức.
-    Thất diệp nhất chi hoa 10g, Ma vu 30g, Bán chi liên 30g, Sinh cam thảo 6g. Nôn mửa thêm Xú quất diệp 20g, Sinh khương 10g, Bán hạ 10g. Mũi bế tắc thêm Thạch hồ tuy 10g. Ra máu thêm Hắc sơn chi 15g, Mã lan căn 15g. Trước tiên sắc Ma vu 2 giờ, sau thêm các vị sắc uống mỗi ngày 1 thang trị u não.
-    Thất diệp nhất chi hoa 10g, Bạch mao đằng căn 30g, Bạch đinh hương hoa căn 20g, Kim ty đào 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, trị K cổ tử cung.
-    Thất diệp nhất chi hoa 15g, Hoàng dược tử 15g, Ma vu 30g. Trước tiên sắc Ma vu 2 giờ, sau cho các vị khác sắc uống mỗi ngày 1 thang. Trị u thịt tuyến lâm ba.
-    Thất diệp nhất chi hoa 60g, Hoàng dược tử 60g, Sơn đậu căn 120g, Bại tương thảo 120g, Bạch tiễn bì 120g, Hạ khô thảo 120g. Các vị phơi khô tán bột làm viên ngày uống 6-10g chia 2-3 lần. Trị KK thực quản, K dạ dày, đại tràng.

Nguồn: Dongythoxuanduong

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016
Posted by skull

Hoa Hòe có thể chữa bệnh ung thư

Đến các tỉnh Thái Bình, Nam Định, ngoài cánh đồng lúa bạt ngàn, người ta còn thấy chi chít những cây hoa hòe mọc lên xanh mướt. Dân gian thường lấy nụ hoa hòe phơi khô để đun nước uống giải nhiệt, hạ mỡ máu, chữa các bệnh về cao huyết áp, trị độc nhọt lở sưng tấy… Nhưng mấy ai biết rằng, hoa Hòe còn có thể chữa bệnh ung thư đại tràng, ung thư máu và thổ huyết do ung thư dạ dày.

1. Vì sao hoa Hòe có thể chữa ung thư
Hòe là cây thân gỗ, cao có thể lên đến 15 mét, thân thẳng, chỏm lá tròn, cành cong queo, lá kép, cụm hoa hình chùy ở đầu cành, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Ðài hoa hình chuông, màu vàng xám. Quả Hòe loại đậu, không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt. Nụ hoa hình trứng, có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 - 6mm, rộng 1 - 2mm màu vàng xám. Hoa chưa nở dài từ 4 - 10mm, đường kính 2 - 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng. Hòe trồng cây lấy nụ hoa và quả làm thuốc chữa được nhiều bệnh, song chủ yếu dược liệu dùng nụ hoa. Nụ hoa hoè tính hơi lạnh, có nhiều công dụng như hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt và chống loét, chống tiêu chảy, cao huyết áp, đau mắt; tác dụng tốt với hệ tim mạch, chữa các chứng chảy máu như chảy máu cam, ho ra huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu...

hoa hoe


Trong thành phần hóa học của hoa hòe chứa khoảng 34% Rutin, 4,3% rutin, 8-24% chất béo và galactormanan. Bên cạnh đó là các Flavonoid, bertulin, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophori cosid, sophorabioside, kaempferol, glucoside C. Hạt hòe chứa 1,75% flavonoid, 0,5% rutin, một số alkaloid, cytisin, N-methy cytisin, sophocamin, matrin.
Rutin là Glycosid của Quercetin và đường Rutinose có trong nụ hoa hòe có tác dụng chống lại chất phóng xạ, hấp thụ tia tử ngoại. Rutin còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C (nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan), giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao xơ nhiễm phổi, ung thư giai đoạn cuối,… làm giảm độc tính của các hóa chất trị liệu ung thư.

Quercetin có trong hoa Hòe chiếm tỷ lệ lớn và là một Flavonoid có hoạt tính mạnh nhất so với các flavonoid khác. Quercetin có tác dụng chống Oxy hóa, chống viêm, làm giảm sự tăng sinh không kiểm soát tế bào và gây chết tế bào theo lập trình trước đó của cơ thể, do đó chống lại các tế bào u, ung thư gan, đại tràng, phổi... Hòe hoa có thể được sử dụng kết hợp với thuốc hóa trị điều trị ung thư trên các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng ở người. Ngoài ra, chất quercetin cũng được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư vú, ức chế tạo thành cụm tế bào ở bệnh nhân ung thư máu,…
Ngoài ra, Rutin – Quercetin còn có tác dụng khác được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh như: Tăng sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu mao mạch, phục hồi tính đàn hồi của mao mạch làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ, chống viêm, hạ huyết áp, hạ Cholesterol máu, chống ngưng kết tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn máu, chống co thắt cơ trơn, bảo vệ tế bào gan, chống dị ứng và kháng khuẩn kháng virus.

Các bộ phận dùng để làm thuốc từ cây hòe bao gồm: Nụ hòe (Hòe mễ), hoa hòe (Hòe hoa) và quả hòe (Hòe giác) có tác dụng gần như tương đồng nhưng cũng có một số khác biệt nhất định.
Theo Đông y: Hòe mễ và Hòe hoa có vị đắng tính mát. Có tác dụng lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu), thanh can. Thường dùng chữa các chứng xuất huyết: Tiện huyết (đại tiện ra máu), niệu huyết (tiểu ra máu), ly huyết (kiết ly phản lẫn máu), thổ huyết khạc huyết (nôn ra máu, khạc ra máu), nục huyết (chảy máu cam), can nhiệt mục xích (mắt đỏ do tạng can nhiệt), đầu thống huyễn vựng (đau đầu choáng váng), còn dùng đế phòng trúng phong (tai biến mạch máu não).
Hòe giác có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, nhuận can, thanh nhiệt tả hỏa. Thường dùng chữa trường phong tả huyết (viêm ruột tiêu chảy phân lẫn máu), Trĩ huyết băng lậu, huyết lâm (tiếu tiện nhỏ giọt lẫn máu), tâm hung phiến muộn (vùng tim ngột ngạt khó chịu), phong huyễn dục đảo (choáng váng muốn ngã lăn), âm sang thấp dương (lở ngứa ở hạ bộ).

2. Hoa hòe chữa ung thư
- Bài thuốc chữa Ung thư đại tràng:
+ Dùng Hòe giác 15g, Mã xỉ hiện (rau sam) 15g, Tiên hạc thảo 15g, Bạch anh 5g, Hoàng tinh 15g,  Cẩu kỷ tử 15g, Kê huyết đằng 15g, Hoàng kỳ 30g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
+ Hoa hòe, Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ, Chỉ xác lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm. Ngày 2 lần.
+ Hoa hòe sống 15g, Hoa hòe sao 15 g, Chi tử 30g tán bột, uống mỗi lần 6 g. Ngày 2 lần.
+ Hòe hoa 15g, Hòe giác 15g, Hoạt thạch 15 g, Sinh địa 12g, Kim ngân hoa 12g, Đương quy 12 g, Hoàng cầm 10g, Hoàng liên 10g, Hoàng bá 10 g, Thăng ma 6g, Sài hồ 6g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc chữa Ung thư máu: Hòe hoa 6g, Dừa cạn 12g. Sắc uống ngày một thang thay nước chè.
- Bài thuốc chữa Thổ huyết do ung thư dạ dày: Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Bạch mao căn 12g. Ngày 1 lần.

Bác sĩ Thùy Ngân - Phương Oanh (phòng khám Thọ Xuân Đường)

*Lưu ý: Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Bài thuốc dân gian điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu không phát hiện kịp thời thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em được các bậc phụ huynh khá ưa dùng hiện nay đó chính là sử dụng những bài thuốc dân gia từ lâu đời, vừa an toàn lại đảm bảo hiệu quả.

Đầu tiên, bố mẹ có thể lấy khoảng 15-20 là ổi non rồi ngâm nước muối khoảng 15 phút, rửa sạch. Cho lá ổi vào trong một chiếc nồi nhỏ thêm chút nước sôi và đun khoảng 30 phút thì nêm thêm ít muối. Lọc lấy phần nước cốt và chờ bớt nóng rồi cho bé uống liên tục từ 1 tới 2 ngày liên tiếp.

Nước cây cỏ sữa cũng có thể sử dụng trong trường hợp này. Chuẩn bị 2 năm cây cỏ sữa cùng nấm mèo và 50 gram đậu đen xanh lòng. Rửa sạch cỏ sữa, cho nấm mèo vào nước ngâm rồi rửa sạch, thái dài và mỏng. Sau khi sao đậu đen, nấm mèo thì tiến hành sao thêm cỏ sữa.


Cỏ sữa có thể dùng trị bệnh tiêu chảy

 Cho tất cả nguyên liệu đó vào chung một chiếc nồi, thêm khoảng 3 bát nước nhỏ và đun cho tới khi còn khoảng nửa bát thì cho em bé bị bệnh uống trong ngày. Khi áp dụng cách chữa bệnh tiêu chảy này, bố mẹ cần chú ý sao nấm mèo tới khi khô và cứng, tuyệt đối không được sống vì có thể khiến bệnh của bé thêm nặng hơn. Ngoài ra, đậu xanh cũng phải cắn thấy thơm gòn, hạn chín.

Quả hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình có thể sử dụng để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ. Bố mẹ cần cắt hồng xiêm thành những lát mỏng rồi phơi khô. Sau đó đem sao vàng để dùng dẫn. Khi dùng lấy khoảng 8-10 lát sắc với nước uống. Chú ý khi cho bé uống thì không nên uống đặc quá, có thể thử trước khi cho bé sử dụng để điều trị bệnh.


Rau sam có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy nhanh chóng, hiệu quả

Rau sam là một trong những loại rau được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian trị bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Rau sam hơi chua, có tính hàn nên có thế ăn hàng ngày ( khoảng 200g) để phòng ngừa bệnh như kiết lỵ, tiêu chảy, giun sán và mụn nhọt…Trong trường hợp điều trị bệnh thì lấy 100g rau sam tươi,50g cỏ sữa tươi sắc uống mỗi ngày.

Khi áp dụng những cách chữa bệnh tiêu chảy trên, bố mẹ cũng cần lưu ý đảm bảo vệ sinh trong chế độ ăn, sinh hoạt hàng ngày của các bé.
Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014
Posted by skull

Bài thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính. Nguyên nhân có thể do ăn uống, bị nhiễm khuẩn hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị, gây triệu chứng chủ yếu: nôn, tiêu chảy và gày mòn.



 Sử quân tử
Khi bị tiêu chảy làm mất nước, mất chất điện giải có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả...) nhất thiết phải đến bệnh viện và phải dùng phương pháp chữa bệnh của y học hiện đại. Y học cổ truyền điều trị hiệu quả đối với thể cấp tính đơn thuần và mạn tính. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.
Tích trệ do không tiêu hóa được thức ăn (sữa, các loại ngũ cốc) và giun
Tích trệ đồ ăn: Trẻ có biểu hiện bụng đầy trướng, bú ít, nôn mửa có mùi chua khai, ngủ không yên giấc, hay khóc, tiêu chảy, phân có mùi chua thối, chậm tiêu hóa nên có khi đi ngoài ra thức ăn; rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng; mạch hoạt. Phương pháp chữa là tiêu thực đạo trệ. Dùng một trong

Các bài thuốc giúp điều trị tiêu chảy ở trẻ em:

Bài 1: sơn tra 8g, mạch nha 6g, thần khúc 4g, kê nội kim 4g, trần bì 4g, la bạc tử 4g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày một thang hay tán bột làm viên, mỗi ngày uống 12 - 16g bột.


Mạch nha
Bài 2: hương phụ 80g, mạch nha 40g, thần khúc 40g, sa nhân 20g, trần bì 8g, cam thảo (chích) 20g. Sấy khô, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 3g. Bài này dùng cho trẻ đang bú sữa bị tiêu chảy.
Bài 3: mộc hương 12g, bạch truật 12g, mạch nha 12g, cát cánh 8g, chỉ thực 12g, sa nhân 8g, hoàng liên 12g, sơn tra 12g, la bạc tử 8g, trần bì 12g, thần khúc 12g. Sấy khô tán bột làm viên. Ngày uống 4 - 8g.

Lô hội
Lô hội và sử quân tử là hai vị thuốc trị tiêu chảy ở trẻ do nhiễm khuẩn (thường gặp vào mùa hè).

 Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Bài 4: đảng sâm 20g, ý dĩ 16g, cát cánh 8g, liên nhục 16g, biển đậu 16g, sa nhân 8g, bạch truật 16g, trần bì 8g, cam thảo 6g, phục linh 16g, hoài sơn 16g. Tán bột làm viên. Ngày uống 6 - 12g. Dùng cho trẻ sức khỏe yếu (hư chứng) hoặc tiêu chảy kéo dài (tỳ hư).
Tích trệ do trùng tích (do giun đũa hay giun kim): Trẻ có biểu hiện ngứa ngáy, da vàng khô, hay khóc, hay kinh giật, ăn uống thất thường, buồn nôn, đau bụng, bụng trướng, đại tiện lỏng. Phương pháp chữa: kiện tỳ, trừ thấp, trừ khuẩn (tẩy giun). 6 - 12 tháng nên tẩy giun cho trẻ 1 lần. Dùng bài: hoàng liên 20g, đảng sâm 16g, sơn tra 12g, bạch truật 20g, lô hội 6g, sử quân tử 16g, chích thảo 6g, phục linh 12g, thần khúc 16g, mạch nha 10g. Sấy khô, tán bột làm viên. ngày uống 8 - 12g.


Kê nội kim
Tích trệ do thấp nhiệt
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn trực tiếp ở đường tiêu hóa hay do dị ứng nhiễm khuẩn (thường hay gặp vào mùa hè). Trẻ có biểu hiện tiêu chảy nhiều lần trong ngày (có thể đến 10 lần), sôi bụng, bụng trướng, nôn mửa, có sốt, khát nước, tiểu tiện ít đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng khô, hậu môn đỏ rát. Phương pháp chữa: Thanh nhiệt trừ thấp. Dùng bài: cát căn 12g, hoàng cầm 8g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g. Nếu thiên về thấp có dấu hiệu rêu lưỡi trắng dày, tiêu chảy ra nhiều nước, lợm giọng, buồn nôn và nôn thêm thương truật 4g, bán hạ chế 4g. Nếu tiểu tiện ít thêm phục linh 8g, sa tiền 8g.
Lương y Thảo Nguyên
Theo: Sức khỏe vè đời sống
Posted by skull

Cây đòn gánh và tác dụng chữa bệnh

Dây gân hay còn gọi là dây đòn kẻ trộm, dây đòn gánh, dây con kiến, dây râu rồng, đơn tai mèo, hạ quả đằng, người Mường gọi là seng thanh… tên khoa học là Gouania leptostachya DC, thuộc họ Táo ta.
day ganLà loại dây leo dài; cành non nhẵn, màu nâu sau đó xám nhạt. Lá hình bầu dục, như hình tim ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, mép khía răng, nhẵn, gân mảnh nổi rõ ở mặt dưới; lá kèm rất dễ rụng; cuống lá hơi có khía rãnh ở mặt trên. Cây mọc hoang, thường gặp ở những nơi dãi nắng, ven đường, ven rừng, ven khe suối, đồi trọc, bãi hoang. Bộ phận dùng làm thuốc là lá dây thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.


Theo y học cổ truyền, dây gân có vị chát, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng hoạt huyết (thông mạch, làm tan máu ứ), thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm đau. Được dùng làm thuốc chữa bị thương, chữa bỏng; kinh nguyệt không điều hòa; phong thấp, đau ngang thắt lưng, hoặc gánh vác quá nặng, đau sụn xương sống, cơ hông… Cây được sử dụng rộng rãi trong nhân dân, theo kinh nghiệm dân gian thường dùng cây này giã nhỏ thêm rượu xoa bóp vào những nơi sưng tấy, đau nhức, chỗ bị thương do ngã.

Một số cách sử dụng dây gân:

Bài 1: Chữa sưng tấy, tụ máu, đau nhức do chấn thương: Dùng thân hoặc lá dây gân giã nhỏ thêm rượu nồng độ cao dùng để xoa bóp, đắp vào vết thương (không xoa vào vết thương chảy máu, hở da). Nếu ngã, va đập người đau ê ẩm thì có thể dùng 16g thân và lá dây gân sắc lấy 400ml nước, rồi cho thêm chút rượu vào uống, chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 3 ngày.

Bài 2: Giảm sốt do viêm họng cảm cúm: Lấy 16g lá dây gân giã đắp vào trán, gan bàn tay để giảm sốt rất hiệu quả.

Bài 3:  Chữa bỏng nước sôi (thể nhẹ): Dùng lá và thân dây gân giã nát thêm chút nước sôi để nguội vào ngâm, chiết lấy dịch bôi vào vết bỏng liên tục giúp làm mát, giảm đau vùng thương tổn.

Bài 4: Chữa cảm gió: Ngày dùng 8 – 16g dây gân sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn trưa. Uống trong hai ngày, kết hợp ăn cháo giải cảm.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng.

Bác sĩ  Trần Bá-suckhoedoisong.vn
Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014
Posted by skull

Cây sài đất

Sài đất còn có tên húng trám vì khi vò cây có mùi trám và được một số nơi dùng nó ăn sống như ăn rau húng. Người ta còn gọi là ngổ núi vì cây giống cây rau ngổ lại mọc hoang trong núi. Tên cúc nháp hay cúc giáp vì hoa giống hoa cúc, lá và thân lại nham nháp.

Cây sài đất đã được T. R. Govindadiari, K. Nagarajan nghiên cứu từ nâm 1956 và đã lấy được từ lá rã một chất lacton gọi là wedelolacton C16H10C7 với ty lệ 0,05%. Các tác giả cũng đã đưa ra dược công thức khai triển (theo W.Karrer 1958). Trọng lượng phân tử 314,2. Độ chảy 242-244°C (triaxeiat).
Theo cấu trúc wedelolacton vừa là một favonoit vừa là một cumarin.
Theo sự nghiên cứu của Bộ môn được liệu trường Đại học dược Hà Nội, trong sài đất cố tinh dầu, rất nhiều muối vô cơ. Hoạt chất cho đến nay văn chưa xác định được

Theo bản cáo của bệnh viện Bắc Giang làm 1961, tác dụng kháng sinh của sài đất trong ống nghiệm rất thấp: Không thấy tác dụng với Plexneri. vòng vô khuẩn đối với cầu trùng Staphylococcus 0,3cm, với hạch cầu trùng 0,2cm, với Liên cầu trùng Streptococcus 0,1 cm với Typhi 0,lcm. Trên lâm sàng, ngược lại sài đất biểu hiện 2 tác dụng rõ rệt: Giảm đau. Giảm sốt và kháng sinh rõ rệt, không thấy độc tính.

Năm 1966, theo dõi 21 trường hợp viêm nhiễm trùng phần mềm (viêm tấy tỏa lan hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, phần lớn có sốt), bệnh xá Ngô Quyền Hải Phòng chỉ dùng sài đất giã nát đắp lên chỗ viêm, không cho uống và cũng không cho một thứ thuốc nào khác đã đi tới kết luận là tác dụng chống viêm của sài đấi rất rõ rệt, những hiện tượng sưng nóng đỏ đau dần dần biến mất nhưng lá sài đất không có tác dụng đối với những trạng thái viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mù, áp xe hóa (Sức khỏe,8-1966).


Nghiên cứu tác dụng kháng sinh của cây sài đất
Nhân dân Bấc Ninh,Bấc Giang và nhiều nơi khác vẫn dùng cày sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá, Một số nơi khác dùng sài đất tắm trị rôm sảy hoặc uống phòng chạy sởi, chữa báng, sốt rét.

Từ cuối năm  1961, bệnh viện Bắc Giang đã sử dụng điều trị có kết quả mọi trường hợp viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt V.V.... Hiện nay việc sử dụng sài đất được phổ biến rộng rãi, có nơi dã dùng sài đất chữa viêm bàng quang cũng có kết quả tốt.
Có thể dùng tươi hay khô. Nhung cho đến nay những người dùng thường cho tươi tốt hơn khô. Cây thu hái vào mùa hè tốt hơn thu hái vào nhũng mùa khác (Phân viện 9). Tuy nhiên còn cần theo dõi nhiều hơn nữa mới có thể đi tới kết luận chắc chắn.
Dùng cây tươi: Ngày uống 100 g, giã cây tuơi với ít muối ăn, thêm 100ml nước đun sôi để nguội. Vắt lấy nước chia làm 1 hay 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi sưng đau.
Có thể giã nát, vắt lấy nước cô đặc thành cao dùng dán. Cao này bảo quản không bị mốc hỏng.
Dùng cây khô: Ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khi còn 200ml, chia 1 hay 2 lần uống trong ngày. Thời gian điều trị chừng 1-2 ngày, nhiều nhất tới 5-7 ngày.

Nguồn: internet
Posted by skull

Quả mâm xôi và tác dụng chữa bệnh kỳ diệu

Quả mâm xôi là một loại cây thuộc họ dâu, có màu đỏ sẫm, vị ngọt, hơi chua, thường mọc trên núi ở vùng khí hậu lạnh. Mùa thu hoạch từ tháng bảy đến tháng tám hằng năm.
Trong vườn thuốc cổ truyền, có vị thuốc mang tên “mâm xôi” rất quý cho giới mày râu. Mâm xôi còn gọi là đùm đùm. Tên khoa học là rubus alceaefolius poir. (r.molúccanus L) thuộc họ hoa hồng (rosaceae). Gọi tên mâm xôi vì nó có quả kép trông như đĩa xôi, màu đỏ.


Đặc điểm của cây mâm xôi

Cây mọc hoang ở khắp vùng đồi núi rừng miền Bắc Việt Nam. Toàn cây mâm xôi đều có thể dùng làm thuốc. Lá có vị se, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm. Lá có flavonoid, tanin, fragarin, acid gallic và ellagic.

Quả mâm xôi chín màu đỏ tươi rất đẹp, mùi vị gần giống quả dâu tây nhưng không ngon bằng. Quả có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường dương, mạnh sức.

Quả có vitamin C, pectin, fructoz, acid ellagic và acid hữu cơ khác. Quả mâm xôi phải bảo quản trong tủ lạnh vì nó chóng hư.

Quả có vitamin C, pectin, fructoz, acid ellagic và acid hữu cơ khác.
Quả mâm xôi phải bảo quản trong tủ lạnh vì nó chóng hư.

Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hóa. Quả chữa đau thận hư, tinh yếu, liệt dương, tiểu són, tiểu không tự chủ, hoạt tinh, di tinh.

Một số công dụng trị bệnh của mâm xôi

Ở Ấn Độ, người ta dùng quả làm thuốc chữa bệnh đái dầm của trẻ em. Lá được dùng làm thuốc điều kinh, gây sảy thai.

TS. BS dinh dưỡng Huy Phong (Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng TP.HCM) cho biết: theo y học cổ truyền, quả mâm xôi là loại thuốc bổ can, thận, đã có từ rất lâu đời giúp làm ấm cho cơ thể, do đó có tác dụng bảo vệ gan và tăng cường năng lượng. Đặc biệt, quả mâm xôi phù hợp cho những người bị cảm lạnh. Gần đây, Y học hiện đại còn phát hiện ra quả mâm xôi có tác dụng ngăn chặn ung thư, chống lão hóa và chứng xơ cứng động mạch, điều tiết hệ thống sinh dục và nhiều tác dụng khác.

Chống oxy hóa: quả mâm xôi có vitamin C, flavonoid, acid ellagic, là những chất chống oxy hóa. Acid ellagic có khả năng chống oxy hóa tương đương vitamin E, vì vậy nên ăn quả mâm xôi để chống lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư.

Bệnh tiết niệu: xưa kia người ta dùng quả mâm xôi để trị nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên những thử nghiệm khác không thấy tính kháng khuẩn của dịch quả mâm xôi. Có báo cáo cho rằng nước sắc rễ và lá trị được nhiễm trùng đường tiểu do E. coli.

Trị sạn thận: mâm xôi làm giảm lượng lớn canxi trong nước tiểu, vì vậy có khả năng chống sạn thận.

Trị đái tháo đường: Đông y quan niệm đái tháo đường thuộc chứng tiêu khát do chân âm hao tổn. Phế khát gây thích uống nhiều, vị khát gây ăn nhiều không biết no, thận khát sinh ra tiểu nhiều. Quả mâm xôi thanh nhiệt, giải khát, giúp hỗ trợ thanh nhiệt ở các tạng phủ bệnh. Vị ngọt trong quả mâm xôi là fructose, một loại “đường chậm” vì thế người bị đái tháo đường không phải kiêng dùng. Briggs C.J. công bố rằng mâm xôi làm giảm đáng kể glucose huyết ở vật thí nghiệm (Can Pharmaceutical 1997).

Chống ốm nghén: kinh nghiệm dân gian dùng quả mâm xôi cho phụ nữ ốm nghén. Tuy nhiên, với dược học hiện đại, chưa có công bố thử nghiệm về tác hại của quả mâm xôi vào thai nhi, vì vậy, nên cẩn thận khi dùng cho thai phụ.

Tăng khả năng tình dục: nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy cơ quan sinh dục suy yếu có hàm lượng kẽm thấp. Các nhà khoa học phát hiện trong hạt quả mâm xôi có hàm lượng kẽm rất cao, được cơ thể hấp thụ tốt. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng cho tình dục, nó có thể kiểm soát hàm lượng testosteron, giúp nam giới nhanh chóng hưng phấn và tăng cường sức mạnh của tinh trùng. Các nhà khoa học còn khuyên trước khi quan hệ tình dục nên ăn mấy quả mâm xôi vì trong quả mâm xôi còn có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, giúp máu lưu thông tốt hơn tới cơ quan sinh dục.

Trị viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú: dùng 30 - 40g cành lá cây mâm xôi, với cây ô rô, mộc thông, mỗi vị 15 - 20g, sắc uống.

Trị viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng: cành lá cây mâm xôi 30g, ba kích, kim anh, mỗi vị 10 - 15g, sắc uống.


Gần đây, Y học hiện đại còn phát hiện ra quả mâm xôi có tác dụng ngăn chặn ung thư, chống lão hóa và chứng xơ cứng động mạch, điều tiết hệ thống sinh dục và nhiều tác dụng khác (Ảnh minh họa)

Kháng viêm, tăng cường miễn dịch: Với một hàm lượng lớn chất flavonoid, quả mâm xôi có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hạ áp, chống dị ứng... đặc biệt làm nhuận da và bảo vệ da, nên nó góp phần không nhỏ trong việc làm đẹp da.

Giúp sáng mắt, tăng cường trí nhớ: Trong thành phần của quả mâm xôi có chứa một hàm lượng lớn chất chống ôxy hóa, loại chất này khi vào cơ thể sẽ có tác dụng phòng ngừa sự ôxy hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc. Vì vậy, quả mâm xôi được dùng làm thuốc để bảo vệ và nâng cao thị lực cũng như có tác dụng kiện não, ích trí, tăng khả năng tư duy.

Bổ thận, trợ dương: Quả mâm xôi có các hoạt tính giúp cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, nâng cao thần kinh hưng phấn. Từ đó, quả mâm xôi có tác dụng tốt trong phòng chữa những trường hợp liệt dương hoặc suy giảm ham muốn... Quả mâm xôi điều trị chứng tiểu nhiều, tiểu rắt; hạn chế tình trạng tóc bạc sớm, béo phì.

Phòng và điều trị ung thư: Một loại thành phần cực kỳ có lợi cho sức khỏe là anthocyanin đã được tìm thấy trong quả mâm xôi chất này có tác dụng phá vỡ các gốc tự do phòng chữa bệnh ung thư.

Giúp vòng eo thon gọn: Mâm xôi, cùng với các loại dâu khác được xem là những thực phẩm tuyệt vời vì chúng rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim và mạch máu, phòng chống bệnh ung thư được xem là một sự lựa chọn lành mạnh cho những lúc bạn thèm ăn quà vặt.

Giúp xương cứng cáp: Chỉ cần 2 vốc quả mâm xôi cũng đủ cho lượng mangan cần thiết mỗi ngày. Mangan giúp cơ thể hình thành các mô kết nối, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc xương cứng chắc, theo chuyên gia Wilson.

Tăng cường tế bào: Quả mâm xôi chứa folate, còn được biết đến với cái tên vitamin B9 hoặc a-xít folic, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào. Phụ nữ mang thai được khuyên phải bổ sung đầy đủ vitamin B9 để giảm thiểu nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc thậm chí tạo ra thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh (nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt đốt sống, não úng thủy, thai không có hộp sọ).

Cải thiện hệ tiêu hóa: Quả mâm xôi chứa lượng rất cao chất xơ, có thể nói là đứng nhất nhì trong làng trái cây thế giới. Theo tính toán, một vốc tay quả mâm xôi chứa khoảng 8g chất xơ, trong khi giới chuyên gia khuyên nên bổ sung 25g chất xơ mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chất xơ cũng giúp cải thiện sức khỏe bằng cách giảm lượng cholesterol có trong máu.

Cách dùng

Có thể rửa sạch dùng như loại trái cây hoặc chế biến làm kem, yaourt, nhân mứt bánh, hay làm thành nước trái cây, rượu... Trước đây, loại trái này được nhập từ nước ngoài. Gần đây, trên thị trường có loại quả mâm xôi được trồng ở Đức Trọng, Lâm Đồng.

Nước sắc lá dùng trị viêm nhiễm ở miệng và cổ họng, hoạt chất có thể là tanin. Liều dùng: 20 - 30g sắc uống.

Cây dùng làm trà uống mát, lợi tiểu tiện. Liều dùng 10 - 15g hãm hoặc sắc uống.

Bảo Thanh tổng hợp
Posted by skull

Bài viết mới nhất

Kiến thức y học

Được tạo bởi Blogger.

Skull

Ảnh của Tôi
I'm Huong, i'm from Tuyen Quang, now i live in Ha Noi.

Tìm kiếm

- Copyright © Chia sẻ kiến thức về đông y -Metrominimalist- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -