- Back to Home »
- Dong y news , Thuốc đông y »
- Hoa Hòe có thể chữa bệnh ung thư
Posted by : skull
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016
Đến các tỉnh Thái Bình, Nam Định, ngoài cánh đồng lúa bạt ngàn, người ta còn thấy chi chít những cây hoa hòe mọc lên xanh mướt. Dân gian thường lấy nụ hoa hòe phơi khô để đun nước uống giải nhiệt, hạ mỡ máu, chữa các bệnh về cao huyết áp, trị độc nhọt lở sưng tấy… Nhưng mấy ai biết rằng, hoa Hòe còn có thể chữa bệnh ung thư đại tràng, ung thư máu và thổ huyết do ung thư dạ dày.
1. Vì sao hoa Hòe có thể chữa ung thư
Hòe là cây thân gỗ, cao có thể lên đến 15 mét, thân thẳng, chỏm lá tròn, cành cong queo, lá kép, cụm hoa hình chùy ở đầu cành, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Ðài hoa hình chuông, màu vàng xám. Quả Hòe loại đậu, không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt. Nụ hoa hình trứng, có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 - 6mm, rộng 1 - 2mm màu vàng xám. Hoa chưa nở dài từ 4 - 10mm, đường kính 2 - 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng. Hòe trồng cây lấy nụ hoa và quả làm thuốc chữa được nhiều bệnh, song chủ yếu dược liệu dùng nụ hoa. Nụ hoa hoè tính hơi lạnh, có nhiều công dụng như hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt và chống loét, chống tiêu chảy, cao huyết áp, đau mắt; tác dụng tốt với hệ tim mạch, chữa các chứng chảy máu như chảy máu cam, ho ra huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu...
Trong thành phần hóa học của hoa hòe chứa khoảng 34% Rutin, 4,3% rutin, 8-24% chất béo và galactormanan. Bên cạnh đó là các Flavonoid, bertulin, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophori cosid, sophorabioside, kaempferol, glucoside C. Hạt hòe chứa 1,75% flavonoid, 0,5% rutin, một số alkaloid, cytisin, N-methy cytisin, sophocamin, matrin.
Rutin là Glycosid của Quercetin và đường Rutinose có trong nụ hoa hòe có tác dụng chống lại chất phóng xạ, hấp thụ tia tử ngoại. Rutin còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C (nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan), giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao xơ nhiễm phổi, ung thư giai đoạn cuối,… làm giảm độc tính của các hóa chất trị liệu ung thư.
Quercetin có trong hoa Hòe chiếm tỷ lệ lớn và là một Flavonoid có hoạt tính mạnh nhất so với các flavonoid khác. Quercetin có tác dụng chống Oxy hóa, chống viêm, làm giảm sự tăng sinh không kiểm soát tế bào và gây chết tế bào theo lập trình trước đó của cơ thể, do đó chống lại các tế bào u, ung thư gan, đại tràng, phổi... Hòe hoa có thể được sử dụng kết hợp với thuốc hóa trị điều trị ung thư trên các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng ở người. Ngoài ra, chất quercetin cũng được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư vú, ức chế tạo thành cụm tế bào ở bệnh nhân ung thư máu,…
Ngoài ra, Rutin – Quercetin còn có tác dụng khác được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh như: Tăng sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu mao mạch, phục hồi tính đàn hồi của mao mạch làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ, chống viêm, hạ huyết áp, hạ Cholesterol máu, chống ngưng kết tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn máu, chống co thắt cơ trơn, bảo vệ tế bào gan, chống dị ứng và kháng khuẩn kháng virus.
Các bộ phận dùng để làm thuốc từ cây hòe bao gồm: Nụ hòe (Hòe mễ), hoa hòe (Hòe hoa) và quả hòe (Hòe giác) có tác dụng gần như tương đồng nhưng cũng có một số khác biệt nhất định.
Theo Đông y: Hòe mễ và Hòe hoa có vị đắng tính mát. Có tác dụng lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu), thanh can. Thường dùng chữa các chứng xuất huyết: Tiện huyết (đại tiện ra máu), niệu huyết (tiểu ra máu), ly huyết (kiết ly phản lẫn máu), thổ huyết khạc huyết (nôn ra máu, khạc ra máu), nục huyết (chảy máu cam), can nhiệt mục xích (mắt đỏ do tạng can nhiệt), đầu thống huyễn vựng (đau đầu choáng váng), còn dùng đế phòng trúng phong (tai biến mạch máu não).
Hòe giác có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, nhuận can, thanh nhiệt tả hỏa. Thường dùng chữa trường phong tả huyết (viêm ruột tiêu chảy phân lẫn máu), Trĩ huyết băng lậu, huyết lâm (tiếu tiện nhỏ giọt lẫn máu), tâm hung phiến muộn (vùng tim ngột ngạt khó chịu), phong huyễn dục đảo (choáng váng muốn ngã lăn), âm sang thấp dương (lở ngứa ở hạ bộ).
2. Hoa hòe chữa ung thư
- Bài thuốc chữa Ung thư đại tràng:
+ Dùng Hòe giác 15g, Mã xỉ hiện (rau sam) 15g, Tiên hạc thảo 15g, Bạch anh 5g, Hoàng tinh 15g, Cẩu kỷ tử 15g, Kê huyết đằng 15g, Hoàng kỳ 30g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
+ Hoa hòe, Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ, Chỉ xác lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm. Ngày 2 lần.
+ Hoa hòe sống 15g, Hoa hòe sao 15 g, Chi tử 30g tán bột, uống mỗi lần 6 g. Ngày 2 lần.
+ Hòe hoa 15g, Hòe giác 15g, Hoạt thạch 15 g, Sinh địa 12g, Kim ngân hoa 12g, Đương quy 12 g, Hoàng cầm 10g, Hoàng liên 10g, Hoàng bá 10 g, Thăng ma 6g, Sài hồ 6g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc chữa Ung thư máu: Hòe hoa 6g, Dừa cạn 12g. Sắc uống ngày một thang thay nước chè.
- Bài thuốc chữa Thổ huyết do ung thư dạ dày: Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Bạch mao căn 12g. Ngày 1 lần.
Bác sĩ Thùy Ngân - Phương Oanh (phòng khám Thọ Xuân Đường)
*Lưu ý: Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.
1. Vì sao hoa Hòe có thể chữa ung thư
Hòe là cây thân gỗ, cao có thể lên đến 15 mét, thân thẳng, chỏm lá tròn, cành cong queo, lá kép, cụm hoa hình chùy ở đầu cành, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Ðài hoa hình chuông, màu vàng xám. Quả Hòe loại đậu, không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt. Nụ hoa hình trứng, có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 - 6mm, rộng 1 - 2mm màu vàng xám. Hoa chưa nở dài từ 4 - 10mm, đường kính 2 - 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng. Hòe trồng cây lấy nụ hoa và quả làm thuốc chữa được nhiều bệnh, song chủ yếu dược liệu dùng nụ hoa. Nụ hoa hoè tính hơi lạnh, có nhiều công dụng như hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt và chống loét, chống tiêu chảy, cao huyết áp, đau mắt; tác dụng tốt với hệ tim mạch, chữa các chứng chảy máu như chảy máu cam, ho ra huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu...
Trong thành phần hóa học của hoa hòe chứa khoảng 34% Rutin, 4,3% rutin, 8-24% chất béo và galactormanan. Bên cạnh đó là các Flavonoid, bertulin, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophori cosid, sophorabioside, kaempferol, glucoside C. Hạt hòe chứa 1,75% flavonoid, 0,5% rutin, một số alkaloid, cytisin, N-methy cytisin, sophocamin, matrin.
Rutin là Glycosid của Quercetin và đường Rutinose có trong nụ hoa hòe có tác dụng chống lại chất phóng xạ, hấp thụ tia tử ngoại. Rutin còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C (nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan), giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao xơ nhiễm phổi, ung thư giai đoạn cuối,… làm giảm độc tính của các hóa chất trị liệu ung thư.
Quercetin có trong hoa Hòe chiếm tỷ lệ lớn và là một Flavonoid có hoạt tính mạnh nhất so với các flavonoid khác. Quercetin có tác dụng chống Oxy hóa, chống viêm, làm giảm sự tăng sinh không kiểm soát tế bào và gây chết tế bào theo lập trình trước đó của cơ thể, do đó chống lại các tế bào u, ung thư gan, đại tràng, phổi... Hòe hoa có thể được sử dụng kết hợp với thuốc hóa trị điều trị ung thư trên các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng ở người. Ngoài ra, chất quercetin cũng được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư vú, ức chế tạo thành cụm tế bào ở bệnh nhân ung thư máu,…
Ngoài ra, Rutin – Quercetin còn có tác dụng khác được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh như: Tăng sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu mao mạch, phục hồi tính đàn hồi của mao mạch làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ, chống viêm, hạ huyết áp, hạ Cholesterol máu, chống ngưng kết tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn máu, chống co thắt cơ trơn, bảo vệ tế bào gan, chống dị ứng và kháng khuẩn kháng virus.
Các bộ phận dùng để làm thuốc từ cây hòe bao gồm: Nụ hòe (Hòe mễ), hoa hòe (Hòe hoa) và quả hòe (Hòe giác) có tác dụng gần như tương đồng nhưng cũng có một số khác biệt nhất định.
Theo Đông y: Hòe mễ và Hòe hoa có vị đắng tính mát. Có tác dụng lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu), thanh can. Thường dùng chữa các chứng xuất huyết: Tiện huyết (đại tiện ra máu), niệu huyết (tiểu ra máu), ly huyết (kiết ly phản lẫn máu), thổ huyết khạc huyết (nôn ra máu, khạc ra máu), nục huyết (chảy máu cam), can nhiệt mục xích (mắt đỏ do tạng can nhiệt), đầu thống huyễn vựng (đau đầu choáng váng), còn dùng đế phòng trúng phong (tai biến mạch máu não).
Hòe giác có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, nhuận can, thanh nhiệt tả hỏa. Thường dùng chữa trường phong tả huyết (viêm ruột tiêu chảy phân lẫn máu), Trĩ huyết băng lậu, huyết lâm (tiếu tiện nhỏ giọt lẫn máu), tâm hung phiến muộn (vùng tim ngột ngạt khó chịu), phong huyễn dục đảo (choáng váng muốn ngã lăn), âm sang thấp dương (lở ngứa ở hạ bộ).
2. Hoa hòe chữa ung thư
- Bài thuốc chữa Ung thư đại tràng:
+ Dùng Hòe giác 15g, Mã xỉ hiện (rau sam) 15g, Tiên hạc thảo 15g, Bạch anh 5g, Hoàng tinh 15g, Cẩu kỷ tử 15g, Kê huyết đằng 15g, Hoàng kỳ 30g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
+ Hoa hòe, Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ, Chỉ xác lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm. Ngày 2 lần.
+ Hoa hòe sống 15g, Hoa hòe sao 15 g, Chi tử 30g tán bột, uống mỗi lần 6 g. Ngày 2 lần.
+ Hòe hoa 15g, Hòe giác 15g, Hoạt thạch 15 g, Sinh địa 12g, Kim ngân hoa 12g, Đương quy 12 g, Hoàng cầm 10g, Hoàng liên 10g, Hoàng bá 10 g, Thăng ma 6g, Sài hồ 6g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc chữa Ung thư máu: Hòe hoa 6g, Dừa cạn 12g. Sắc uống ngày một thang thay nước chè.
- Bài thuốc chữa Thổ huyết do ung thư dạ dày: Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Bạch mao căn 12g. Ngày 1 lần.
Bác sĩ Thùy Ngân - Phương Oanh (phòng khám Thọ Xuân Đường)
*Lưu ý: Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.